Lịch sử[3] Trường_Trung_học_phổ_thông_Bùi_Thị_Xuân,_Đà_Lạt

Hình thành và phát triển[4]

Sau khi chính phủ Liên bang Đông Dương trao trả vùng Cao nguyên Trung phần cho chính phủ Quốc gia Việt Nam (30/05/1949), ngày 15/04/1950, Quốc trưởng Bảo Đại ký Dụ số 6-QT/TD thành lập Hoàng triều Cương thổ với thủ phủ là Đà Lạt. Hệ thống giáo dục công lập bậc trung học tại Đà Lạt lúc này chỉ có 2 trường: trường Lycée Yersin (nay là Trường Cao đẳng Sư phạm Đà Lạt) chỉ giảng dạy tiếng Pháp và trường Lycée Bảo Long (tiền thân của trường nam trung học Trần Hưng Đạo) chỉ tiếp nhận học sinh từ trường Thiếu sinh quân Đà Lạt. Để đáp ứng nhu cầu học tập cho con em người Việt Nam ở đây, chương trình Trung học Việt Nam đã được thiết lập với sự ra đời của trường Trung học Việt Nam (Lycée Vietnamien) vào tháng 09/1952, tiền thân của trường THPT Bùi Thị Xuân - Đà Lạt ngày nay với địa điểm đầu tiên tại trường Tây Hồ (nay là trường THCS Phan Chu Trinh). Lúc này, trường chỉ có duy nhất 1 lớp Đệ thất (lớp 6). Trường trở thành một trong 3 trường trung học công lập của Đà Lạt lúc bấy giờ là trường Lycée Yersin và trường Lycée Bảo Long.

Năm 1953, trường chuyển sang mượn tạm địa điểm tại trường tiểu học bổ túc Đà Lạt (nay là trường tiểu học Đoàn Thị Điểm). Lúc bấy giờ trường có 3 lớp: 2 lớp Đệ thất (lớp 6) và 1 lớp Đệ lục (lớp 7).

Năm 1954, trường được chuyển về địa điểm hiện nay, lúc đó vừa mới được xây xong. Trường lấy tên là trường Phương Mai - tên của công chúa, con gái Quốc trưởng Bảo Đại và chỉ có một dãy nhà A gồm 10 phòng học. Do hệ quả của Hiệp định Genève được ký kết vào ngày 20/07/1954, rất nhiều người dân đã di cư từ phía Bắc vào miền Nam và định cư tại Đà Lạt, số học sinh của trường vì vậy cũng tăng lên khiến trường phải mở thêm các lớp Đệ ngũ (lớp 8), Đệ tứ (lớp 9). 

Năm 1955, khi Quốc trưởng Bảo Đại bị truất phế sau một cuộc Trưng cầu dân ý do chính quyền Ngô Đình Diệm tổ chức vào tháng 5, trường Phương Mai được đổi tên thành trường Quang Trung.[5] Trường mở thêm Đệ nhị cấp (Tương đương cấp THPT hiện nay).

Năm 1957, trường Quang Trung được đổi tên thành trường Bùi Thị Xuân. Theo quyết định của Bộ Quốc gia Giáo dục Việt Nam Cộng hòa năm ấy, các nam sinh của trường được chuyển sang trường nam trung học Trần Hưng Đạo (nay là Trường Đại học Yersin), trường Bùi Thị Xuân trở thành trường nữ trung học công lập đầu tiên của Đà Lạt và của cả khu vực Tây Nguyên lúc bấy giờ.

Từ năm 1975, khi đất nước đã hoàn toàn thống nhất, nhà trường không ngừng lớn mạnh về cơ sở vật chất, quy mô đào tạo và chất lượng giáo dục.

Từ những năm 1990, trường có cả hai cấp học với các tên gọi Trường phổ thông cấp II-III Bùi Thị Xuân, Trường trung học cơ sở & trung học phổ thông Bùi Thị Xuân.

Từ ngày 06/08/2010, thực hiện quyết định của Ủy ban nhân dân tỉnh Lâm Đồng, trường Bùi Thị Xuân chỉ có một cấp học duy nhất là cấp Trung học phổ thông.

Hoạt động cổ vũ tinh thần yêu nước

Giai đoạn trước năm 1975[6]

Hình thành và phát triển trong giai đoạn đấu tranh chống đế quốc Mỹchính quyền Sài Gòn, hòa cùng nhân dân toàn miền Nam trong nhiệm vụ thực hiện cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân tiến đến hòa bình thống nhất đất nước, thầy và trò trường Bùi Thị Xuân - Đà Lạt đã cùng nhân dân và học sinh sinh viên Đà Lạt tham gia vào các cuộc đấu tranh bạo động và bất bạo động nhằm giành chính quyền về tay nhân dân.

16/01/1965, nhằm hưởng ứng phong trào sục sôi chống Mỹ, chống chính quyền bù nhìn Trần Văn HươngSài Gòn, Huế, Nha Trang, các nòng cốt cơ sở học sinh của nhà trường đã cùng với học sinh các trường Trần Hưng Đạo, Thăng Long, Bồ Đề và một số sinh viên Viện Đại học Đà Lạt thành lập "Lực lượng học sinh, sinh viên liên trường Đà Lạt" tiến hành các cuộc bãi khóa, xuống đường biểu tình với truyền đơn, biểu ngữ chống chính quyền Trần Văn Hương, khi đoàn biểu tình đi đến ngã ba Phan Đình Phùng - Hàm Nghi (nay là đường Nguyễn Văn Trỗi) đã bị lực lượng cảnh sát giã chiến và lính địa phương bao vây đàn áp làm 6 học sinh bị thương, 80 học sinh bị bắt. Ban lãnh đạo "Lực lượng học sinh, sinh viên liên trường Đà Lạt" đã tổ chức phát thanh tuyên truyền, kêu gọi binh lính, đồng bào, giới học sinh sinh viên thị xã Đà Lạt bãi khóa, bãi thị, đình công đấu tranh chống chính quyền Sài Gòn đàn áp học sinh - sinh viên.

03/1965, học sinh trường trung học Bùi Thị Xuân đã cùng với học sinh sinh viên Phật tử và hàng nghìn học sinh sinh viên trong thị xã Đà Lạt phát động phong trào "Rước đuốc thiêng", tuần hành từ chùa Linh Sơn đi khắp các đường phố chính của thị xã Đà Lạt nhằm phản đối chính sách đàn áp Phật giáo (Công điện số 9195 về việc Cấm treo cờ tôn giáo & Cuộc tàn sát Phật tử trước đài phát thanh Huế trong ngày lễ Phật Đản 2507) của Chính quyền Sài Gòn.

04/1965, học sinh nhà trường đã cùng với học sinh sinh viên Đà Lạt tuyên truyền vận động chống lại trò hề bầu cử Hội đồng thị xã Đà Lạt của chính quyền VNCH, góp phần làm cho ngày bầu cử ảm đạm với hơn một nửa số cử tri không tham gia bầu cử.

Từ tháng 3 - tháng 5/1966, học sinh trường Bùi Thị Xuân cùng với học sinh các trường Trần Hưng Đạo, Thăng Long,... sinh viên Viện Đại học Đà Lạt và nhân dân thị xã Đà Lạt đã tuần hành biểu tình, mít tinh, tuyệt thực phản đối chính quyền Sài Gòn đàn áp cuộc đấu tranh ở Quy Nhơn, tổ chức những đêm không ngủ mang tên "đêm ý thức cách mạng" tại khu Hòa Bình - chợ Đà Lạt với hàng trăm biểu ngữ, khẩu hiệu bằng tiếng Việt, Pháp, Anh đòi hòa bình, dân chủ, đòi Mỹ rút quân về nước, đồng thời cổ vũ tinh thần đấu tranh của nhân dân Đà Lạt. Đấu tranh bạo động khi chính quyền Sài Gòn huy động cảnh sát dã chiến đến giải tán cuộc đấu tranh của quần chúng đang diễn ra ở khu Hòa Bình.

28/9 - 03/10/1971, học sinh của trường cùng với các tầng lớp nhân dân Đà Lạt tổ chức nhiều cuộc mít tinh, biểu tình, những đêm không ngủ, hát vang những bài ca yêu nước do học sinh, sinh viên sáng tác, rải truyền đơn, căng biểu ngữ, phân phát bản Tuyên bố chung; mỗi ngày tổ chức 3 buổi phát thanh để phản đối cuộc bầu cử độc diễn ngày 03/10 của chính quyền Nguyễn Văn Thiệu, thông báo tình hình đấu tranh, kêu gọi nhân dân trong ngày bầu cử không đi bỏ phiếu. v.v...

Hoạt động cổ vũ tinh thần yêu nước còn diễn ra mạnh mẽ trong hoạt động báo chí, văn nghệ của nhà trường. Báo chí của trường thường viết về hòa bình, tự do, tình yêu quê hương, ôn lại những trang sử anh dũng, hào hùng của dân tộc Việt Nam,... Trường thường tổ chức các buổi nói chuyện, hùng biện, thuyết trình về tác phong thanh niên mới, tuyên truyền giáo dục chống lại văn hoá nô dịch của Mỹ. Học sinh của trường còn tham gia diễn văn nghệ, nhạc kịch nhằm tuyên truyền đấu tranh tại các rạp hát Hoà Bình, Ngọc Hiệp tại Đà Lạt và được quần chúng hoan nghênh, ủng hộ.

Một số học sinh của trường đã hy sinh trong khi chiến đấu chống lại đế quốc Mỹ và bọn tay sai[7]. Những giáo viên, học sinh tiêu biểu trong tham gia đấu tranh chống của nhà trường là: thầy Võ Văn Điểm, thầy Võ Quang Nghĩa, em Lê Thị Hẹ Em, em Võ Thị Mai, em Tôn Nữ Thị Nghĩa.[8]

Giai đoạn sau năm 1975[9]

Sau ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, các hoạt động xã hội, chính trị của nhà trường ngày càng phát triển mạnh mẽ dưới sự tổ chức, lãnh đạo của Chi bộ Đảng Cộng sản Việt Nam, Công đoàn, Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam, Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Hội Chữ thập đỏ. Các hoạt động bao gồm: Xây dựng Nhà tình thương; Thăm viếng, chăm sóc phần mộ tại Nghĩa trang liệt sĩ Đà Lạt; Xây dựng quỹ học bổng Bùi Thị Xuân; Ra quân xây dựng thành phố xanh - sạch - đẹp; Cứu trợ, quyên góp cho đồng bào vùng bị thiên tai, bão lụt, đồng bào nghèo gặp khó khăn; hoạt động từ thiện giúp đỡ đồng bào ở xã Tà Nung - tp. Đà Lạt, xã Đạ Chairs - huyện Lạc Dương,... Diễn văn nghệ giao lưu tại xã Tà Nung - tp. Đà Lạt, xã Lát - huyện Lạc Dương; kết nghĩa, giúp đỡ chuyên môn và hỗ trợ cơ sở vật chất cho các trường ở xã Đạ Tông - huyện Đam Rông, trường THPT Langbiang - huyện Lạc Dương, trường TH & THCS Păng Tiêng - huyện Lạc Dương...

Liên quan

Trường Trung học phổ thông Chu Văn An, Hà Nội Trường Trung học phổ thông chuyên Hà Nội – Amsterdam Trường Đại học Ngoại thương Trường Trung học phổ thông chuyên, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội Trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh Trường Chinh Trường Đại học Duy Tân Trường Đại học Cần Thơ Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội Trường Trung học phổ thông Nguyễn Thị Minh Khai

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Trường_Trung_học_phổ_thông_Bùi_Thị_Xuân,_Đà_Lạt http://www.anhdao.org/p185a845/chuong-trinh-trung-... http://baolamdong.vn/bantre/201504/hanh-trinh-ve-n... http://baolamdong.vn/bao-xuan-2013/201301/Nguoi-th... http://baolamdong.vn/xahoi/201112/giao-su-tran-van... http://baolamdong.vn/xahoi/201210/60-nam-mot-ngoi-... http://baolamdong.vn/xahoi/201211/Truong-THPT-Bui-... http://baolamdong.vn/xahoi/201310/truong-bui-thi-x... http://baolamdong.vn/xahoi/201701/khuyen-khich-san... http://baolamdong.vn/xahoi/201711/truong-thpt-bui-... http://www.baolamdong.vn/xahoi/201711/ngoi-truong-...